CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH ĐOÀN

https://thadimexco.com


Bán lẻ thủy sản nuôi ở Nam Âu

Trong 2 thập kỷ qua, ngành bán lẻ thực phẩm đã phát triển rất mạnh trên toàn thế giới. Sự gia tăng các chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ và sự sụt giảm các kênh bán hàng truyền thống đang diễn ra tại các nước phát triển và các cộng đồng truyền thống, trong đó có thị trường thủy sản Nam Âu.
Bán lẻ thủy sản nuôi ở Nam Âu

Vì thế, ảnh hưởng của các nhà bán lẻ đối với các nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày càng tăng, quyết định các yêu cầu cung cấp và tác động tới thói quen mua sắm. Do đó, các nhà sản xuất thực phẩm, trong đó có thủy sản, cần áp dụng các phương thức sản xuất và chiến lược tiếp thị phù hợp với các nhu cầu của những nhóm khách hàng có sức mua lớn. Mặc dù ngày càng trở nên phổ biến, nhưng không phải tất cả các nền văn hóa đều quan tâm đến các chuỗi và các cửa hàng lớn này.

Các hình thức bán lẻ thủy sản
Các kênh bán lẻ ở Nam Âu có thể được chia thành bốn loại chính: các chợ thủy sản, các cửa hàng thủy sản, các siêu thị và đại siêu thị. Chợ thủy sản và cửa hàng thủy sản là mô hình bán hàng truyền thống. Thủy sản tươi chưa qua chế biến là sản phẩm chủ đạo và người bán hàng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ khách hàng

Các chợ thủy sản thường gồm một số cửa hàng thủy sản tập trung ở cùng một địa điểm, điều này tạo nên sức mạnh tổng hợp khi thương lượng với các nhà cung cấp và chính quyền địa phương cũng như trong các hoạt động xúc tiến. Chợ thường đặt tại các trung tâm đô thị, có chức năng phát triển hoạt động mua bán thành các mối quan hệ xã hội giữa người tiêu dùng và nhà bán lẻ. Ngược lại, cửa hàng thủy sản truyền thống là các cửa hàng độc lập, tách biệt ở ngoại ô, nên rất khó hoặc không thể tăng cường sức mạnh chung giữa các chủ cửa hàng.

Các siêu thị và đại siêu thị tập trung chủ yếu vào các thủy sản chế biến và các mảng sản phẩm tự phục vụ. Quy mô và địa điểm là sự khác biệt chính giữa 2 hình thức bán lẻ hiện đại này. Đại siêu thị thường có mặt ở các phố buôn bán lớn của các trung tâm đô thị, thì các siêu thị lại có mặt ở các khu vực đông dân cư của thành phố. Cả hai hình thức bán hàng này đều cung cấp nhiều loại thực phẩm, nên dịch vụ thủy sản ít chuyên sâu hơn. Quyền sở hữu tập trung cho phép các nhà bán lẻ này phát triển các chiến lược tiếp thị chung cho nhiều cửa hàng của mình ở nhiều quốc gia, từ đó đưa ra quyết định chung về loài, giá cả, doanh số và khuyến mại.

Sự phát triển thị trường hiện nay
Có thể tìm thấy sự phát triển thị phần của những loại hình bán lẻ này tại Tây ban Nha thông qua số liệu do Kantal World Panel trên website của Bộ Nghề cá. Siêu thị, thị phần tăng từ 41,2% trong doanh số bán hàng thủy sản năm 2004 lên 48,5% năm 2009, là hình thức duy nhất tăng trong 4 loại hình bán lẻ. 

Doanh số bán hàng của cửa hàng cao cấp và chợ truyền thống giảm lần lượt còn khoảng 2 và 1% từ năm 2004 đến năm 2009, mặc dù thị phần một số năm có tăng. Ngược lại, trong 5 năm, cửa hàng thủy sản giảm liên tục từ 26% xuống còn 21,8%.

Người tiêu dùng Nam Âu xem thủy sản nuôi là loài có chất lượng thấp hơn các loài khai tháctự nhiên. Vì thế, giá cả trở thành lợi thế cạnh tranh chính đối với các sản phẩm nuôi. Sản lượng NTTS sẽ đảm bảo nguồn cung cấp đều đặn cho các nhà bán lẻ mong muốn tập trung vào các loài không theo mùa. Giá thủy sản nuôi thấp thu hút các nhà bán lẻ như các siêu thị. 

Những đặc điểm này thu hút các khách hàng tiềm năng của các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị và đại siêu thị quan tâm đến thủy sản nuôi. Tuy nhiên, các nhà sản xuất hàng đầu có thể quan tâm đến các kênh truyền thống vì họ có thể bán được giá cao hơn và chất lượng tiêu dùng được đánh giá tốt hơn.

Từ năm 2004-2009, doanh thu thủy sản nuôi của Tây Ban Nha tăng, trong đó siêu thị tăng 27% và chợ thủy sản tăng 15%, còn tại các cửa hàng cao cấp và cửa hàng thủy sản tăng thấp hơn 2%. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài đều theo cùng một xu hướng. Doanh thu cá bơn ở siêu thị và đại siêu thị tăng so với các kênh truyền thống, dẫn đến giá tiêu dùng trung bình sụt giảm trong những năm gần đây. Doanh thu cá vược chủ yếu tăng ở siêu thị nhưng vẫn ổn định ở đại siêu thị. Trong khi đó, cá tráp tăng ở tất cả các loại hình bán lẻ nhưng tiêu thụ và doanh thu cá hồi vân giảm do sản lượng giảm. (Bảng 1)

 

Nghiên cứu của Bộ Nghề cá Tây Ban Nha từ năm 2003-2007 cho thấy mỗi loại hình bán lẻ có một đối tượng tiêu dùng riêng. Khách hàng thường xuyên nhất của các chợ thủy sản là những phụ nữ trung tuổi, làm nội trợ hoặc về hưu, có trình độ học thức thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số người mua trẻ hơn, dân cư của các khu vực đô thị có vẻ như cũng tăng lên.

Đối tượng tiêu dùng tại các cửa hàng thủy sản cũng tương tự nhưng thường trẻ hơn và nhiều khách hàng là công chức. Khách hàng của đại siêu thị và siêu thị là những người trẻ và ngày càng có nhiều khách hàng nam giới. Người mua tại các chợ quan tâm đến thông tin địa lý và phương pháp thu hoạch, thường ưu tiên cho các loài đánh bắt trong nước. Người tiêu dùng của siêu thị rất nhạy cảm với giá cả, khiến khó đạt được các chiến lược ưu tiên chất lượng cao. Ngược lại, khách hàng của đại siêu thị là những người hướng đến nhãn hiệu, đánh giá cao nhãn hiệu và chứng nhận. Sự nhạy cảm với giá cả của người tiêu dùng cửa hàng thủy sản truyền thống thường thấp hơn.

 

Các ưu tiên tiêu dùng
Cuối cùng, cuộc khảo sát gần đây cho thấy, giá, chất lượng và sự thuận tiện là ba yếu tố quan trọng đối với khách hàng Tây Ban Nha khi lựa chọn cửa hàng thủy sản mà họ mua. Những động cơ này thay đổi khi xem xét khách hàng từ bốn kênh bán lẻ khác nhau.

Các khách hàng của siêu thị và đại siêu thị xem yếu tố giá cả quan trọng hơn khách hàng của các kênh truyền thống, những người vốn đánh giá cao yếu tố chất lượng. Vị trí gần khu dân cư là thế mạnh của các cửa hàng thủy sản và siêu thị thuận so với đại siêu thị và chợ thủy sản truyền thống.

Các hình thức truyền thống được đánh giá cao hơn các chuỗi và cửa hàng bán lẻ về chất lượng và an toàn thực phẩm, hai khái niệm liên quan nhiều đến quy trình chế biến và thu hoạch truyền thống. Sự nhiệt tình và tin cậy của người bán hàng ở các cửa hàng truyền thống đạt điểm cao hơn. Ngược lại, không gian, cách tổ chức và dịch vụ gia tăng là các lợi thế chính về chất lượng cho các kênh bán hàng hiện đại.

Viễn cảnh
Các siêu thị đã thành công trong việc tăng thị phần thủy sản ở các nước như Tây Ban Nha, Italia và Bồ Đào Nha, làm cho nhiều cửa hàng thủy sản độc lập bị loại khỏi thị trường. Giá cả cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ đa dạng, chiến lược xúc tiến và tiếp thị chung hình như là các nhân tố quan trọng tạo nên thành công cho các kênh hàng bán lẻ so với cách bán hàng truyền thống.

Sự thuận tiện là một ưu điểm quan trọng của siêu thị so với đại siêu thị mà sự tiến bộ của nó trong thị trường thủy sản vẫn ổn định kể từ đầu thế kỷ mới.

Mặt khác, sức mạnh chung giữa các chủ cửa hàng và khả năng khách hàng trẻ tăng ở các khu vực thành thị có thể là chìa khóa lý giải cho sự sống của các chợ thủy sản truyền thống. Mặc dù siêu thị có lợi thế hơn về sản lượng hàng được tiêu thụ, nhưng Nam Âu vẫn xem các cửa hàng truyền thống là nguồn thủy sản chất lượng tốt nhất, cho phép những nhà bán lẻ này bán được giá cao hơn.

 

Chiến lược thương hiệu và chứng nhận phù hợp hơn với hình thức bán hàng hiện đại, đặc biệt là tại các cửa hàng cao cấp. Sự ý thức của người tiêu dùng về an toàn và tính bền vững cao hơn ở các chợ thủy sản nơi mà thủy sản tự nhiên, tươi có nguồn gốc địa phương được ưu tiên hơn.

Tuy nhiên, các chứng nhận xuất xứ địa phương có thể là nguồn gốc hảo hạng cho các nhà sản xuất trong ngành truyền thống.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Thông báo từ hệ thống